Blog
Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị
Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở những người có chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, do đó cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Orihiro và bạn đọc sẽ cùng tìm hiểu về bệnh lý này, từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách điều trị và các lời khuyên về chế độ dinh dưỡng.
1. Gan nhiễm mỡ độ 1: Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân
Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh, khi mà lượng mỡ tích tụ trong gan chỉ chiếm khoảng 5-10% khối lượng gan. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu vận động. Các chất béo và đường trong thực phẩm sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong gan, dẫn đến tình trạng nhiễm mỡ.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: tiền sử bệnh tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa lipid, uống rượu quá nhiều và sử dụng thuốc không đúng liều lượng, béo phì…
Triệu chứng
Gan nhiễm mỡ độ 1 thường không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện trong các xét nghiệm máu hoặc siêu âm gan. Tuy nhiên, khi lượng mỡ tích tụ trong gan tăng lên, có thể xuất hiện một số biểu hiện như:
Đau vùng bụng phía trên bên phải: do kích thước của gan tăng lên và gây áp lực lên các cơ quan xung quanh.
Mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, sụt cân đột ngột: do gan không hoạt động hiệu quả, dẫn đến việc cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt. Gan cũng là cơ quan thải độc và dự trữ máu. Các chất độc bị giữ lại cũng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Da và mắt vàng: do gan không thể loại bỏ được bilirubin, một chất gây ra sự vàng da và mắt.
Gan nhiễm mỡ qua ba giai đoạn
Gan nhiễm mỡ qua ba giai đoạn
2. Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân
Gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn tiếp theo của bệnh, khi lượng mỡ tích tụ trong gan tăng lên 10-20% khối lượng gan. Nguyên nhân chính của mức độ 2 vẫn là do chế độ ăn uống và các hoạt động hằng ngày, tuy nhiên có thể có thêm các yếu tố di truyền, môi trường, biến chứng của các bệnh lý khác (tiểu đường, béo phì…). Ở đây là gia tăng gánh nặng cho việc chuyển hóa, thải độc của gan từ hóa chất trong rượu bia, thuốc lá, thuốc tây, thực phẩm.
Triệu chứng
Gan nhiễm mỡ độ 2 có thể xuất hiện các triệu chứng giống như độ 1, tuy nhiên cũng có thể có thêm các triệu chứng khác như:
Chán ăn, miệng đắng, ăn không ngon, đau bụng phần trên bên phải tần suất nhiều.
Đau khớp: do lượng mỡ tích tụ trong cơ thể gây ra sự viêm nhiễm và đau nhức ở các khớp.
Khám gan sẽ thấy có hiện tượng phù. Xét nghiệm men gan sẽ cho kết quả cao hơn bình thường. Để chẩn đoán chính xác bệnh, có thể sinh thiết tế bào gan xem mức độ tổn thương.
3. Gan nhiễm mỡ độ 3: Nguyên nhân, triệu chứng
Nguyên nhân
Gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn cuối cùng của bệnh, khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm tới 66% khối lượng gan, khiến gan nặng nề hơn rất nhiều. Nguyên nhân của mức độ 3 là sự tổng hợp nguyên do của mức độ 1 và 2 nhưng cường độ, tần suất mạnh và kéo dài hơn rất nhiều.
Triệu chứng
Gan nhiễm mỡ độ 3 là mức độ nặng nhất của bệnh, làm tổn thương phần lớn tế bào gan, nặng hơn gây xơ gan, ung thư gan. Ngoài ảnh hưởng đến chức năng tại gan còn gây ra nhiều biến chứng tại các cơ quan khác như:
Suy thận: do gan không thể loại bỏ được các chất độc hại, đã tạo gánh nặng cho thận phải hoạt động nhiều, hậu quả gây ra sự tổn thương cho thận, suy chức năng thận. Thận là cơ quan cũng quan trọng không kém gan. Thận có vai trò lọc máu, nếu bộ phận này quá tải sẽ phải can thiệp bằng máy tốn kém chi phí và gánh nặng cho xã hội.
Đau tim và suy tim: do lượng mỡ tích tụ trong cơ thể gây ra sự viêm nhiễm cơ tim, hình thành xơ vữa trong mạch máu gây tắc mạch, kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như tai biến, đột quỵ.
4. Gan nhiễm mỡ có chữa được không?
Câu trả lời của câu hỏi bệnh có thể chữa khỏi không là CÓ. Tuy nhiên điều quan trọng là phải phát hiện sớm, tuân thủ phương án điều trị trong đó mấu chốt là thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động và kiên trì trong nhiều tháng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đồng thời, để điều trị hiệu quả, phải chẩn đoán được đúng mức độ bệnh, đúng nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do các bệnh lý khác thì phải kết hợp điều trị.
5. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Để hỗ trợ điều trị bệnh lý này, cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng:
Ăn ít chất béo và đường
Chất béo và đường ngọt là hai yếu tố chính gây ra sự tăng khối lượng mỡ tại gan. Do đó cần giảm thiểu sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo và đồ ngọt như thịt đỏ, đồ chiên xào, bánh ngọt, đồ uống có ga. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu chất xơ.
Tăng cường ăn rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây là những nguồn dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp cải thiện lượng mỡ máu và giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Nên ăn nhiều loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, rau muống, vv và các loại trái cây như táo, cam, kiwi…
Giảm thiểu uống rượu bia và hút thuốc lá
Uống rượu quá nhiều và sử dụng các đồ uống có ga là nguyên nhân gây ra bệnh và các biến chứng nguy hiểm khác. Thêm nữa, hút thuốc lá cũng là tác nhân không thể bỏ qua. Trong thuốc lá chứa hàng nghìn chất độc không riêng hại phổi mà còn độc gan. Bởi các chất hóa học đó một phần cũng được chuyển hóa qua gan. Muốn lá gan khỏe mạnh phải bỏ ngay rượu bia và thuốc lá.
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
6. Gan nhiễm mỡ nên uống gì để bổ gan?
Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị gan nhiễm mỡ, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên, các loại thuốc này chủ yếu là Silymarin được chiết xuất từ cây kế sữa giúp tăng cường bổ trợ cho chức năng gan, mà không phải dạng điều trị triệt để. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn các dòng thực phẩm bổ gan từ nguyên liệu khác được nghiên cứu tăng cường và bảo vệ lá gan ổn hơn Silymarin như Ornithine, Arginine. Đây là các acid amin tham gia trực tiếp vào chu trình Ure – chu trình thải độc tại gan. Nếu gan thải độc tốt thì có thể loại bỏ lượng mỡ xấu, không cho tích tụ tại gan. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ.
Nguyên liệu giàu Ornithine nhất không thể không kể đến loài hến Shijimi – động vật hai mảnh vỏ chỉ có tại vùng nước lợ quanh biển Nhật Bản. Trong 100mg hến (tương đương 35 con) có tới 10-15mg Ornithine. Trong khi, con số này trong cá ngừ, phô mai, cá bơn chỉ lần lượt là 2-7mg, 0,8-4mg, 0,6-4mg. Do vậy, đây là nguồn nguyên liệu cực kỳ có lợi cho lá gan. Người bệnh có thể sử dụng các dạng Viên uống bổ gan Shijimi từ Nhật Bản thuộc thương hiệu Orihiro, sản phẩm có hàm lượng Ornithine cao lên đến 100mg, kết hợp với đó là nghệ, hàu giúp tăng cường dưỡng chất, vitamin giúp gan khỏe hơn. Đặc biệt nghệ là loại thảo dược cực kỳ phổ biến và nổi tiếng với công dụng giúp chống oxy hóa, ngăn tác hại của gốc tự do với gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác như viêm gan do virus, xơ gan,…